Chuẩn bệnh qua mặt và đầu

[breadcrumb]

  1. Trên mặt nổi đốm đen, vết chàm: Cho biết chức năng bẩm sinh của cơ quan ở bộ vị này không đầy đủ.
  2. Trên mặt nổi ban chấm: Cho biết ở bộ vị này có tật bệnh mạn tính do những tổn hại mạn tính trong thời gian dài đã hình thành nên (hình thành từ 3~5 năm).
  3. Trên mặt nổi mụn: Cho biết cơ quan ở bộ vị này ở thời điểm hiện tại đang gặp phải những bệnh biến về viêm nhiễm (hình thành trong thời gian ngắn).
  4. Toàn mặt đều nổi mụn hay ban chấm: Cho biết mất cân bằng nội tiết hay chức năng miễn dịch của gan đã suy giảm.

Các kết luận

Áp lực tâm lý: khu vực biểu hiện nằm từ 1/3 phía trán trên đến phần chân tóc (tức là vòng chân tóc), ở khu vực này nếu như có nổi mụn (hay u sần), hay có màu sắc khác với sắc mặt, cho biết áp lực tâm lý của người này tương đối lớn. Nếu như xuất hiện ban chấm tức là tim đã phát sinh tật bệnh (như: cơ tim

  1. không đủ lực); có đốm đen, vết chàm tức cho biết chức năng tim bẩm sinh không đầy đủ.
  2. Tim: khu vực biểu hiện nằm ở nơi sống mũi ở giữa 2 hốc mắt, nơi này nếu xuất hiện một đường ngang hay đường ngang này tương đối rõ nét, tức biểu thị nhịp tim không đều hoặc là tình trạng tim không tốt; nếu như xuất hiện đường ngang thật sâu, đồng thời mặt trên của lưỡi cũng có những đường (khe) sổ dọc sâu thì rất có thể là bệnh tim đã khá nghiêm trọng rồi. Những người bị bệnh tim thông thường chức năng ruột non đều không tốt, có thể dẫn đến các tật bệnh liên quan đến mạch máu, não, tuyến giáp, tuyến cận giáp v.v…Dái tai dưới có nếp nhăn tức là bệnh động mạch vành, môi chuyển sang màu tím là bệnh tim.
  3. Não: khu vực biểu thị nằm ở giữa 2 đầu chân mày, nơi này nếu xuất hiện đường sổ dọc, đường sổ này rất sâu và ở bộ vị này có màu đỏ, cho biết huyết quản tim não của người này cung cấp máu không đủ, đau đầu, thần kinh suy nhược, hay mộng mị, ngủ không ngon giấc, hồi hộp, phiền muộn…
  4. Phổi (hệ thống hô hấp, khí quản, amidan…): khu vực biểu hiện ở giữa nửa 2 chân mày, 1/3 trán trở xuống. Nếu như phần giữa trán hơi bị hõm xuống, hơn nữa màu sắc lại tối hay chuyển sang màu xanh, cho biết phổi của người này có tật bệnh, hô hấp không thuận lợi; nếu như có mụn trứng cá thì cho biết người này thời gian gần đây bị cảm mạo hay cổ họng bị đau. Nếu như phần đầu hai chân mày có nốt đen, vết chàm hay chuyển sang màu trắng tức cho biết người này bị viêm cổ họng hay viêm amidan, hoặc là mắc chứng nặng ngực khó thở, phổi có bệnh. Ở vị trí đầu chân mày hướng lên trên gồ lên cũng cho biết có bệnh về phổi. Người có chức năng phổi không tốt thông thường thì chức năng bài tiết của ruột già cũng không tốt.
  5. Ngực (nhũ): khu vực biểu hiện nằm ở giữa hốc mắt và sống mũi. Đối với nam giới nếu như ở bộ vị này có màu tối xám hay chuyển sang màu xanh cho biết anh ta đang mắc chứng nặng ngực khó thở. Nếu như là nữ giới ở bộ vị này u tối hay biến xanh cho biết khi hành kinh thì phần ngực sưng đau. Mặt trong của mí mắt trên nếu có chấm đen hay vết chàm hay khi nhắm mắt lại ở vị trí này hơi gồ lên hình hạt đậu cám, cho biết phần ngực của nữ giới có sự tăng sản của các thùy con, nam giới thì viêm màng ngực. Nếu như ở phần hốc mắt của nữ giới có túi nhỏ cho biết có sự tăng sản ở tuyến nhũ hay u cơ tuyến nhũ ở nữ giới.
  6. Gan: khu vực biểu hiện nằm ở vị trí nửa 2 chân mày đến Thái dương huyệt trở lên, 1/3 trán trở xuống, cùng với ở đoạn giữa của sống mũi (tức phần cao nhất của sống mũi). Nếu như ở 2 bộ vị này có màu xanh tối hay nổi ban chấm mà người này vẫn còn trẻ hay là ông chủ có nhiều, làm quan lớn, tức có thể mắc chứng gan nhiễm mỡ. Nếu như ở hai vị trí này hay chỉ một trong hai có nổi mụn cám (u sần) cho biết gan của người này quá nóng. Nếu như ở thái dương huyệt có ban chấm tức là chức năng gan đã suy giảm. Nếu như ở phần cao nhất của sống mũi có ban chấm thì có thể là gan nóng, tâm trạng không ổn định, tiền mãn kinh v.v…. Nếu như ở hai nơi này đều có ban chấm tương đối rõ nét, hơn nữa sắc mặt lại u tối thảm đạm, trông rất khó coi, người lại xanh xao gầy ốm, tức biểu thị người này có bệnh gan (viêm gan hay gan bị xơ hóa). Giữa hai chân mày có đốm đen hay tròng mắt chuyển sang vàng, gương mặt lại vô cùng vàng vọt tức là mắc bệnh viêm gan B. Từ chỗ sống mũi cho đến đầu mũi đều xanh mướt thì rất có thể là bị ung thư hay ung bướu.
  7. Mật: khu vực biểu hiện nằm ở phần bên ngoài nơi cao nhất của sống mũi. Nếu như ở bộ vị xuất hiện hình tia máu đỏ, mụn cám hoặc là thức dậy vào buổi sáng trong miệng cảm thấy đắng, biểu thị mật đã có triệu chứng viêm nhẹ; nếu như có ban chấm rất có thể là đã viêm túi mật . Nếu như ở vị trí này có đường gấp dọc hoặc khi cười có đường gấp dọc thì cho biết túi mật của người này có vấn đề. Nếu như ở vị trí này có đốm đen, vết chàm cho biết chức năng mật bẩm sinh không tốt. Nếu như dùng tay phải đặt dưới sườn phải (mật nằm ở vị trí này), tay trái nắm lại thành quyền đánh vào lưng bàn tay phải, nếu như cảm thấy đau ở bộ vị này, tức là đã bị viêm túi mật; nếu như cảm thấy rất đau thì rất có thể là sạn mật. Người có vấn đề về mật có thể béo phì, vùng mật ở dưới mắt nếu như có hai vết đốm, chàm tức là có sạn mật. Vùng túi mắt đen tối cũng cho biết mật không tốt.
  8. Thận: khu vực biểu hiện là ở vị trí đường thẳng ngang của khóe mắt ngoài giao nhau với đường thẳng dọc ở phần giữa tai hướng xuống cằm dưới. Nếu như ở bộ vị này có hình tia máu đỏ, mụn cám hoặc là có ban chấm thì cho biết người này bị thận hư, thông thường bị mệt mõi uể oải, phần eo và đùi bị đau nhức. Nếu ở vị trí này có vết ban rất sâu và lớn thì rất có khả năng là sạn thận. Ở vị trí này nếu như có bệnh hay kết khối, biểu thị chức năng thận bẩm sinh của người này không tốt, cũng sẽ khiến cho eo, đùi và phần lưng đau nhức. Thận hư có thể làm cho bàng quang, hệ thống sinh sản, tuyến sinh dục v.v…phát sinh bệnh. Khóe mắt có vết đuôi cá rất sâu. Bên cạnh tai có đường gấp dọc cũng là những biểu hiện của thận hư. Vùng biểu hiện thận nếu như có bệnh hay vết chàm, trong khi đó vùng não lại có đường dọc sâu, cho biết người này mắc chứng cao huyết áp hay báo trước tương lai người này sẽ mắc các tật bệnh về tắc nghẽn máu não.
  9. Bàng quang: khu vực biểu hiện nằm ở vị trí chân mũi ở hai bên Nhân trung nằm dưới mũi. Ở vị trí này nổi đỏ, có hình tia máu, mụn cám, lỡ v.v…. cho biết bị bàng quang bị viêm nhiễm, sẽ có các tình trạng như tiểu tiện màu vàng đỏ, tần suất tiểu cao…, viêm bàng quang cũng có thể dẫn đến phần eo tê nhức. Nữ giới nếu bị viêm nhiễm bàng quang có khi là vấn đề phụ khoa. Vị trí chân mũi nổi đỏ, nhưng không kèm theo tiểu gấp, thường xuyên, cả vùng xương sống mũi bị đỏ, chứng tỏ bị viêm mũi.
  10. Tỳ (lá lách): khu vực biểu hiện nằm ở đầu mũi. Nếu như đầu mũi nổi đỏ hay bệnh viêm mũi đỏ hoặc là đầu mũi sưng to, cho biết tỳ bị nhiệt hày tỳ lớn, thông thường cảm thấy đầu nặng, nhức gò má, lòng buồn bực v.v… Nếu như đầu mũi có màu vàng hay màu trắng tức là tỳ hư , sẽ xuất nhiều mồ hôi, sợ gió, tứ chi uể oải, lười biếng, chán ăn v.v…
  11. Vị (dạ dày): khu vực biểu hiện nằm ở 2 bên cánh mũi. Nếu như cánh mũi nổi đỏ, tức là dạ dày nóng; dễ cảm thấy đói, miệng hôi, có tia máu đỏ hơn nữa lại tương đối nghiêm trọng thông thường là viêm dạ dày. Trước bữa cơm thấy đau dạ dày, thường là viêm dạ dày. Sau bữa cơm 1-2 tiếng đổng hồ, phẩn bụng cảm thấy đau tức là loét dạ dày, điểm đau đè nặng nằm ở chính giữa bụng hay hơi nghiêng về bên trái; sau bữa cơm từ 2-4 tiếng đồng hồ nếu cảm thấy đau bụng chính là bị loét tá tràng, chỗ đau nằm ở giữa 2 dãy xương sườn gần buồng tim, tựa hồ lấy kim đâm vào vậy, người bị nghiêm trọng có thể bị đau đến cả sau lưng, nơi đau đè nặng nằm ở phần bụng hơi nghiêng về bên phải. Nếu như phần cánh mũi xám xanh tức là lạnh dạ dày, khi bắt tay với người này có thể cảm nhận được đầu ngón tay của họ bị lạnh, những người này khi chịu phong hàn sẽ thấy đau bụng và tiêu chảy v.v… Những người có cánh mũi dẹp xanh thường là trước đây bị đau dạ dày, đã hình thành bệnh căn, có thể dẫn đến chứng viêm teo dạ dày, mà khả năng từ chứng viêm teo dạ dày chuyển sang ung thư dạ dày là tương đối lớn. Cánh mũi mỏng lại có khe sâu cho thấy đã bị viêm teo dạ dày.
  12. Ruột non: khu vực biểu hiện nằm ở mặt nghiêng hơi hướng về trong phía dưới xương gò má, nếu như ở vị trí này có tia máu đỏ, mụn cám, ban, chấm đen hay vết chàm , cho biết chức năng hấp thu của ruột non không tốt, thông thường người sẽ trở nên gầy gò.
  13. Ruột già: khu vực biểu hiện nằm ở mặt nghiêng hơi hướng về phía ngoài dưới xương gò má, nếu như ở vị trí này có tia máu đỏ, mụn cám, ban, chấm đen hay vết chàm, cho biết chức năng bài tiết của ruột già bị mất cân bằng, thông thường khi đại tiện cảm thấy khô rát, tiêu ra phân cứng hay phân lõng. Nếu như ở bộ vị này xuất hiện vết ban hình bán nguyệt, cho biết người này bị kiết lỵ hay bị trĩ. Điểm giao nhau giữa đường ngang phía dưới chân mũi và đường sổ dọc từ khóe mắt ngoài xuống là nơi biểu hiện của trực tràng, chỗ này có ban chấm tức là bị trĩ, nếu nổi đỏ hay chuyển màu trắng thì rất có khả năng mắc chứng ung thư trực tràng.
  14. Hệ thống sinh sản: khu vực biểu hiện nằm ở Nhân trung và bốn bên miệng. Ở nữ giới nếu như phía dưới môi có nốt đen, vết chàm, cằm dưới nổi đỏ, nhưng ở khu vực biểu hiện thận lại tương đối láng mịn, cho thấy người này có tử cung nghiêng về sau, phần lưng bị tê nhức. Nếu như nữ giới bốn bên miệng đều có nốt đen, vết chàm mà khu vực biểu hiện thận cũng không tốt, hoặc giả như bốn bên miệng của nữ giới nổi xanh, nổi đen hay chuyển sang trắng, khu vực thể hiện thận cũng không tốt, trong hai trường hợp này thông thường cho thấy người này lãnh đạm về quan hệ tình dục. Nếu như nữ giới ở giữa Nhân trung có một vết chàmthông thường cho thấy thì tử cung của người này có tật bệnh. Nếu như nam giới ở phần phía trên môi có nốt đen, vết chàm, hơn nữa khu vực biểu hiện thận cũng không tốt thì cho thấy hệ thống sinh sản của người này có vấn đề. Đối với nam giới 40 tuổi trở lên mà môi trên tương đối dày có thể là tuyến tiền liệt bị phình lớn; nếu như phần môi trên nổi mụn cám, hơn nữa sau khi lành lại cứ mọc lại thì rất có thể là viêm tuyến tiền liệt. Môi trên của nam giới nếu như không bằng phẵng , có khe sâu cho thấy chức năng tình dục của nam giới gặp trở ngại, môi trên của nam giới nổi đỏ ở hai bên cũng là viêm tuyến tiền liệt.

Phụ lục

  1. Mí mắt trên có nốt đen, cho thấy bị nhức đầu.
  2. Ở bất kỳ bộ vị biểu thị nào mà nổi đốm đen hay vết chàm, cho thấy tổ tiên đời trước đã mắc qua tật bệnh ở bộ vị này.
  3. Bệnh tiểu đường: đầu mũi bị lồi lõm, khu vực thể hiện thận xuấ hiện tia máu, cánh mũi nổi đỏ. Mí mắt lớn sưng phù, lỡ miệng, giữa lưỡi có đường đỏ thì rất có thể bị bệnh tiểu đường.
  4. Xung quang mắt chuyển màu xám cho thấy đại não không được cung cấp máu đầy đủ. Rất dễ làm cho dây thần kinh Tam giao bị đau và ngủ không ngon giấc.
  5. Cổ họng nếu như có hai đường gân xanh cho thấy bị mắc chứng viêm khớp phong thấp.
  6. Cả khuôn mắt đều nổi ban chấm cho thấy bị mắc chứng sụt giảm hồng cầu.

Ở vùng 1/3 trán nơi gần với chân tóc nếu xảy ra bệnh chứng tức biểu hiện cơ năng huyết quản của tim không tốt hay áp lực tinh thần quá lớn.

Ở vùng giữa hai chân mày và nửa lông mày, kề bên vùng khoanh ở giữa, đại diện cho hệ thống hô hấp, phổi, yết hầu. Ở vùng nửa hai lông mày và kề bên vùng khoanh phía ngoài, bao gồm cả Thái dương huyệt chính là vùng biểu hiện cho gan.

Vùng bên dưới hai mắt và bên trên xương gò mà đại diện cho mật. Vùng gốc mũi giữa hai mắt đại diện cho mạch máu tim não.Vùng hai bên gốc mũi và 2 mắt, đối với nam giới thì đại diện cho khoang ngực, còn nữ giới thì đại diện cho tuyến nhũ, cả nam nữ đều phải giao nhau để xem.

Một vị trí khác để xem về gan chính là ở đoạn giữa của sống mũi, vị trí của mật thì nằm ở hai bên của đoạn giữa sống mũi, đây gọi là gan mật liên kề nhau, cùng nhìn nhau.

Đầu mũi đại diện cho lá lách, cánh mũi đại diện cho dạ dày.

Vùng bên dưới gò má cho đến đường ngang dưới chân mũi hình chữ U lớn, hơi nghiêng về phía ngoài biểu hiện cho ruột già. Vùng nghiêng về phía trong hình chữ U nhỏ  biểu hiện cho ruột non.

Vùng từ xương gò má cho đến giữa lỗ tai, bao gồm lỗ tai, vùng gò má đại diện cho chức năng của thận.

Nhân trung đại diện cho bàng quang.

Bốn phía xung quanh miệng đại diện cho hệ thống sinh sản.

Cằm dưới biểu hiện thận hay cho biết trên thân thể có chỗ đau nhức; mặt nổi toàn mụn cám cho thấy gánh chịu áp lực tinh thần lớn hoặc là chức năng cơ quan trong cơ thể mất cân bằng.

Nhìn mặt chẩn bệnh ở Trung Quốc đã có lịch sử từ rất lâu đởi, các danh y từ thời xa xưa đã biết xác định mức độ nặng nhẹ của bệnh tật thông qua khuôn mặt, cũng có việc đoán bệnh qua lời nói sắc mặt. Thế thì nhìn mặt chẩn bệnh là như thế nào?

Chẩn bệnh qua mặt phải chăng là việc giải phá những mật mã về sức khỏe của con người? Cho đến hiện nay những tư liệu liên quan được ghi chép nhiều nhất đều nằm trong các lý luận về Đông y, trong đây cung cấp một số tư liệu chuyên môn về chẩn bệnh qua sắc mặt.

Phương pháp chẩn bệnh qua mặt ngày nay được bắt nguồn từ các hướng dẫn về lý luận Đông y học, kết hợp với lý thuyết toàn ảnh sinh vật để phát triển thành. Do vậy sự phân bố của các cơ quan tương ứng trên mặt, về phương pháp quan sát để chẩn bệnh so với nhìn mặt chẩn bệnh của Đông y truyền thống vẫn có chỗ khác biệt. Những thay đổi khác lạ trong cơ thể có thể xảy ra trước khi hoặc sau khi trên khuôn mặt xuất hiện những thay đổi. Kiểm tra khuôn mặt có thể phát hiện các thay đổi về hình dạng có xương, độ trương giãn của cơ bắp, độ đàn hồi, lực co bóp, còn có thể thấy sưng phù, nếp nhăn, đóng vảy, khiếm khuyết, sự thay đổi về màu sắc da mặt, sung huyết, đau nhức v.v…Nếu như muốn biết cơ quan nào phát sinh tật bệnh thì chỉ cần xem qua các bộ vị biểu hiện trên gương mặt có xảy ra những thay đổi khác thường như trên không, nếu như có tức là các cơ quan tương ứng tại vị trí đó có phát sinh tật bệnh, thông thường phán đoán như sau:

Nếu như trên mặt xuất hiện nếp nhăn, đốm chấm và màu sắc da thay đổi, cho thấy cơ quan tương ứng ở bộ vị này bị mất cân bằng.

Nếu như trên mặt xuất hiện những u sần nhỏ, sung huyết, sưng phù cho thấy cơ quan tương ứng ở bộ vị này bị vi khuẩn nhiễm trùng, xâm nhập vào huyết dịch.

Vòm mắt đen cho thấy thận, buồng trứng hay bàng quan có tật bệnh.

Củng mạc chuyển màu vàng cho thấy gan có tật bệnh.

Phương pháp chẩn bệnh qua mặt ngày nay rất đơn giản dễ dàng nắm vững, hơn nữa xác suất chẩn đoán chính xác cũng tương đối cao, là phương pháp chính trong việc chẩn đoán bệnh tật của Đông y ngày nay.

NGHIÊN CỨU PHƯƠNG PHÁP CHẨN ĐOÁN BỆNH QUA MẶT NGÀY NAY

Do bởi phương pháp chẩn đoán bệnh qua mặt có một giá trị rất quan trọng đối với việc chẩn đoán bệnh tật của Đông y, chẳng những được rất nhiều học giả Đông y hiện đại xem trọng, mà còn đạt được những thành quả nghiên cứu sâu hơn về chẩn đoán bệnh qua mặt; đối với chẩn đoán lâm sàng, trị liệu bệnh tật cũng có giá trị quan trọng.

  1. Mặt hiện nổi đường vân mai cua và tật bệnh

Căn cứ theo quan sát lâm sàng, những đường vân mai cua hiện nổi trên mặt và các bệnh tật chính đều có một quy luật nhất định, bệnh tim chủ yếu dựa vào các đường vân tại vùng thái dương; bệnh gan, gan thận cùng bệnh thì chủ yếu quan sát mũi, vùng gò má; bệnh phổi quan sát vùng xương gò má là chính; bệnh thận thì quan sát vùng gò má; bệnh tật về lá lách thì thiếu những đặc thù riêng. Sau khi quan sát các bệnh tật như ung thư phổi, khí thủng phổi tắc nghẽn, động mạch vành, mạch máu não, cao huyết áp… đã phát hiện rằng sự hiện nổi và độ nông sâu của các đường vân mai cua có giá trị tham khảo nhất định với việc chẩn đoán và trị liệu.

Chẩn đoán sắc mặt và tính nghiêm trọng

Chẩn đoán sắc mặt không chỉ có giá trị chẩn đoán với các chứng bệnh mạn tính, mà còn có ý nghĩa với việc chẩn đoán các bệnh nghiêm trọng. Nếu như người bị bệnh suy tim có sắc mặt u tối, thường là những người mắc chứng hẹp van tim hai lá, đóng khép không hiệu quả thì sắc mặt sẽ vàng úa, hai gò má hơi đỏ; có biến chứng xơ gan và vi khuẩn ung thư gan thì sắc mặt sẽ đen vô cùng, người mắc chứng tiểu máu viêm thận mạn tính sắc mặt sẽ xám tối và vàng vọt.

Tóm lại, sắc mặt thâm trầm, sâu nặng u tối cho thấy có bệnh bên trong, rất nghiêm trọng, bệnh mắc đã lâu; sắc mặt nhợt nhạt, sắc vẽ rõ ràng thì chủ yếu là bệnh bên ngoài, bệnh nhẹ, mới mắc bệnh; còn về những người có sắc diện ở giữa tối xám và tươi nhuận cho thấy bệnh trạng không sâu, nếu như sắc bệnh như mây trôi xa dần cho thấy bệnh trạnh đã dứt; còn nếu như ngưng kết lại thành một khối tức là bệnh đã xâm nhập vào trong và khó chữa trị.

Bệnh trạng của dạ dày, mật và chẩn đoán qua màu sắc da mặt

Từ những quan sát lâm sàng cho thấy, người bị mắc chứng sa dạ dày thông thường thì da mặt có màu nâu xanh, hình dạngnhư hạt đậu, độ đậm nhạt của sắc tố có liên quan đến thời gian mắc bệnh lâu mau, nếu người bệnh có sắc diện đậm cho biết đã mắc bệnh trong thời gian dài. Người mắc chứng viêm túi mật thì hai bên cánh mũi sẽ có màu vàng nhạt hoặc màu xanh sẫm, hình dạng hạt đậu, có hình oval.

Trẻ nhỏ mắc bệnh và chẩn bệnh qua màu sắc da mặt

Theo lâm sàng do bắt mạch của trẻ nhỏ thấy mạch nhịp rất nhanh, nên rất khó dựa vào đó để chẩn đoán bệnh trạng, do đó chủ yếu dựa vào quan sát sắc diện để hỗ trợ, nếu như mặt đỏ khóc nhiều, nước mắt đầm đìa cho thấy triệu chứng báo trước của bệnh sởi; mặt xanh xao đa phần là sợ gió; sắc mặt trắng cho thấy trung khí không đầy đủ, đa phần là tiêu chảy thổ lỵ; mặt vàng thông thường là tỳ hư thương tổn hay bên trong ẩn chứa nóng ẩm… Ngoài ra, khi trẻ nhỏ mắc chứng tiêu chảy cấp thì mặt sẽ chuyển sang màu xám; trẻ nhỏ mắc chứng bạch hầu nặng thì sắc mặt trắng bệch như sáp.

Định vị trên biểu đồ chẩn đoán

Phần 1/3 trên trán là khu vực biểu hiện áp lực tâm lý và tuần hoàn tim não không tốt.

Từ ở giữa ½ chân mày vẽ một đường thẳng hướng về phía Ấn đường, rồi lấy bán kính của nó khoanh vòng, đây chính là khu vực biểu hiện phổi.

Từ ở giữa ½ chân mày vẽ một đường thẳng hướng về phía Thái dương huyệt, rồi lấy đường kính của nó khoanh vòng, đây chính là khu vực biểu hiện gan.

Khu vực giữa hai chân mày gọi là vùng não (vùng biểu thị mỡ máu).

Chính giữa hai mắt là vùng tim.

Hai bên trái phải của hốc mắt là vùng ngực.

Phần giữa ½ mũi chính là vùng gan.

Hai cánh mũi trái phải chính là vùng mật.

Đầu mũi là vùng lá lách.

Hai cánh mũi trái phải là vùng dạ dày.

Hai bên chân mũi là vùng ngực nhũ.

Nhân trung là vùng bàng quang.

Cả vùng miệng và xung quanh chính là vùng cơ quan sinh sản.

Cằm dưới là thận và những nơi đau nhức trên cơ thể; còn gọi là nơi khu vực mệt mõi tê nhức.

Cả vùng cằm dưới đến lỗ tai, bao gồm cả lỗ tai chính là vùng thận.

Vùng dưới xương gò má, mặt nghiêng hướng về khóe mắt ngoài chính là vùng ruột già.

Mặt nghiêng hướng về góc mắt trong chính là vùng ruột non.

Tướng: Mặt của trẻ nhỏ vốn dĩ trắng hồng, chỉ sau khi trẻ đã dứt sữa chuyển sang ăn thức ăn thì các chức năng của tim, gan, lá lách, dạ dày, thận, ngũ tạng mới biểu hiện ra. Cùng với tuổi lớn dần thì các tật bệnh biểu hiện ra trên mặt ngày càng nhiều, bao gồm nổi mụn đậu, đốm đen, ban chấm, vết rãnh, đường vân;

Thông thường ở độ tuổi thanh niên thì nổi mụn đậu, tuổi trung niên thì hiện nếp nhăn, người già thì nổi chấm.

Cụ thể như sau:

  1. Vùng áp lực mạch máu tim não: đa phần xuất hiện mụn đậu, ban chấm và nếp nhăn.
  2. Vùng gan: Nếp nhăn đuôi cá dài và ban chấm.
  3. Vùng mật: chuyển màu xanh.
  4. Vùng phổi: chuyển màu tối, hõm xuống cho thấy chức năng phổi không tốt.
  5. Vùng não: nổi đường vân sổ dọc (mặt nghiêng trong ở hai bên chân mày hiện hình chữ “xuyên”, hay 3 đường ngang, 2 đường ngang), mạch máu tim não không tốt, ấn đường nổi đỏ cho biết độ kết dính mỡ máu cao, cao huyết áp.
  6. Vùng tim: nổi đường vân ngang (hoặc 1 đường, 2 đường hay nhiều đường) đa phần đều là tim không được tốt.
  7. Vùng lá lách, dạ dày: Màu sắc khác thường (hay là đầu mũi đỏ) đa phần là lá lách, dạ dày không tốt.
  8. Vùng chức năng sinh sản: Màu sắc khác thường, chuyển màu xanh, đa phần là nội tiết mất cân bằng.
  9. Vùng thận: chuyển màu tối tức là thận hư. Có u sần đỏ tức là vùng eo bị tê nhức hay trên cơ thể có chỗ đau nhức, gò má bên có chỗ hõm xuống cho thấy thận hư, lỗ tai nhỏ thận hư.
  10. Vùng ruột già và ruột non: Nổi ban chấm và những chấm đỏ “sậm màu” cho thấy chức năng gan không tốt.
  11. Vùng ngực nhũ: Màu sắc chuyển tối một bên, tương ứng với một bên.
  12. Vùng bàng quang: chuyển màu tối, đen, nổi mụn đậu; bàng quang có vấn đề.

Chẩn bệnh qua vùng đầu, là phương pháp chẩn bệnh mà bác sỹ sẽ dùng mắt để quan sát hình thái và động thái phía bên ngoài của vùng đầu để chẩn đoán bệnh trạng.

    • Kiểu bó chặt: đầu ngón tay di chuyển, ấn xuống không động, chủ yếu về các chứng khí, huyết, thủy, thuộc về thực. Chẳng hạn như các chứng can dương quá cao, cao huyết áp, hoa mắt (chứng Meniere)…
    • Kiểu ụ đất tròn: chỗ huyệt vị giống như ụ đất tròn đầy, chủ yếu về lượng khí hay lượng nước bị tích ứ, gồm các chứng đau thần kinh, ho thở gấp…
    • Kiểu sợi, đậu: chỗ huyệt vị có thể sờ thấy giống hình sợi, hạt đậu, chủ yếu về ứ, đàm đục, gồm các chứng bệnh phụ khoa, ung bướu …
    • Kiểu mềm mập: dưới lớp da ở huyệt vị có cảm giác lún mềm, sưng phù, lõng giãn, chủ yếu là các chứng khí huyết hư nhược, thấp thủy…
    • Kiểu trương giãn: lớp da ở huyệt vị có cảm giác giãn mềm, không có đàn hồi, chủ yếu là hư, gồm chứng trẻ nhỏ phát triển không tốt, các tật bệnh mạn tính.Qua hình thái bên ngoàiTrong trường hợp bình thường, phần đầu có hình quả trứng. Ở người trưởng thành thì ngoài trừ phần đốt chuyển của xương chẫm sau đầu và vùng gồ lên của xương chũm sau lỗ tai là bình thường thì những phần khác nếu gồ lên là thực, còn như hõm xuống tức là hư. Theo ghi chép của văn hiến cổ đại Trung Quốc , từ hình dạng phía ngoài của đầu có thể suy đoán được khí chất và tuổi thọ của người đó. Trong “Nội kinh” có nói rằng: Người mà đầu nhỏ, mặt dài, sắc xanh thuộc về thể mộc, khí chất có tài đa nghi, lao tâm thiếu lực, chịu được xuân hạ không chịu được thu đông. Người mặt nhọn, sắc diện đỏ thuộc về thể hỏa, tinh lực sung mãn, khí chất hướng ngoại, tư duy nhạy bén, tính gấp vội, không thọ bệnh nặng mà chết. Người mặt tròn, đầu lớn thuộc thể thổ, người trầm ổn, đôn hậu, cần mẫn làm việc vững chắc. Còn người mặt vuông, da trắng thuộc về thể kim, khí chất hướng nội, sáng suốt trầm ổn, thường là quan chức, chịu được thu đông không chịu được xuân hạ; người mặt không đều, sắc diện đen, đầu lớn thuộc thể thủy, thâm tàng nhưng không lộ ra, tính cách giảo hoạt, chịu thu đông chứ không chịu xuân hạ (theo Linh khu âm dương nhị thập ngũ nhân).Người thuộc thể mộc, là người thông minh tài hoa, rất giỏi sử dụng tâm kế, lấy gan và mật làm chủ, do đó rất dễ xảy ra các tật bệnh về gan mật, khi không có bệnh cũng có khi cảm thấy can kinh không thoải mái, đỉnh đầu tựa hồ như có vật nặng đè, sườn trái dễ bị đau, những người này xét về thích ứng những mùa trong năm thì chịu được mùa xuân, mùa hạ, còn vào mùa thu, đông thì rất dễ bị tà bệnh xâm nhập, đa phần gặp bệnh tật vào mùa thu đông.Người thuộc thể hỏa, là người chú trọng đến hiệu quả thực tế, có nhận xét rất sâu sắc về sự vật, có khí phách, xem nhẹ tài vật, nhưng lại ít giữ chữ tín, lo lắng nhiều, tính tình nóng vội, không được hưởng trường thọ, thường chết vì bệnh tim cấp tính. Tính thích ứng với thời tiết trong năm, chỉ thích ứng với sự ấm áp của xuân hạ, nhưng không chịu được sự lạnh lẽo của thu đông, vào  mùa thu đông thường mắc phải những tật bệnh do ngoài tà xâm nhập.Người thuộc thể thổ, là người đối đãi với mọi người rất trung hậu và chân thành, rộng rãi không tính toán, khi làm việc được mọi người tin tưởng. Người thích yên tĩnh, không nóng vội, hay giúp đỡ người khác, không theo tranh giành quyền thế, giỏi việc đoàn kết mọi người. Tuy nhiên, khả  năng nhận thức và lý giải sự vật lại khá chậm, không có được sự mẫn tiệp. Do Thổ thuộc Trung ương mậu kỷ, do đó dễ mắc bệnh về lá lách dạ dày và các chứng bệnh phong thấp. Tính thích ứng với thời tiết trong năm, thích hợp với mùa thu đông, không phù hợp với mùa xuân hạ. Vào mùa xuân hạ do cảm nhiễm ngoại tà mà dễ sinh ra bệnh tật.Người thuộc thể kim, hành động nhanh nhẹn, tính gấp vội. Người tính thanh liêm, bản thân trong sạch, không động tức tĩnh, khi động lại mãnh liệt vô cùng. Những người này hay mắc các tật bệnh về phổi. Tính thích ứng về thời tiết trong năm, thích hợp với thu đông, không phù hợp với xuân hạ, vào mùa xuân hạ do cảm nhiễm ngoại tà nên rất dễ sinh ra bệnh tật.Người thuộc thể thủy, đa mưu giỏi suy tính, mạnh dạn đưa ra cái mới, tính tình trầm ổn và rất kiên trì, thái độ với người khác không cung kính, cũng không e sợ, rất giỏi gian trá. Những người này rất dễ mắc những tật bệnh về thận và bàng quang. Tính thích ứng với thời tiết trong năm, thích hợp với thu đông, không thích ứng với xuân hạ, nếu như vào xuân hạ bị cảm nhiễm ngoại tà thì rất dễ sinh bệnh tật.

      Những năm gần đây, những học giả Nhật Bản trên cơ sở những lý luận của y học Trung Quốc đã tiến hành nghiên cứu sâu về khả năng dự đoán bệnh tật dựa theo những đặc trưng hình dáng của đầu. Họ đã chia phần đầu mặt thành 3 vùng, gồm phần từ lông mày trở lên trên gọi là Thượng đình, biểu thị cho phần não bộ, phần từ giữa lông mày với lỗ mũi gọi là Trung đình, biểu thị cho bộ phận hô hấp. Từ lỗ mũi trở xuống gọi là Hạ đình, biểu thị cho bộ phận tiêu hóa. Do vậy, dựa vào các đặc trưng phần đầu khác nhau chia ra thành các dạng hô hấp, dạng tiêu hóa, dạng cơ thịt, dạng não.

      • Dạng hô hấp: phần đầu mặt có hình dạng 2 đầu nhỏ, ở giữa rộng, xương gò má nhô lên, cằm dưới bẹt ra góc tù, màng ngăn giữa hai lỗ mắt hẹp. Những người dạng này chức năng hô hấp tương đối mạnh, do bởi cơ thể mạnh khỏe tích tụ nhiệt, dễ mắc các bệnh về phần cổ họng như viêm họng, đau cổ, viêm khí quản…và các tật bệnh về phổi.
      • Dạng tiêu hóa: phần đầu mặt có dạng cầu thang thuận, phía trên nhỏ phía dưới lớn, dạng này còn gọi là “kiểu trúng gió”, những người này có cơ thịt phần dưới mềm mại, nỡ giãn ra, miệng lón, môi dày; Những người này chức năng tiêu hóa tương đối mạnh. Do bởi chức năng tiêu hóa khá mạnh, thường xuyên háu ăn nên dễ mắc phải các tật bệnh về hệ tiêu hóa như sình bụng, tiêu chảy…và các tật bệnh về túi mật.
      • Dạng cơ thịt: phần đầu mặt có hình dài vuông, trên dưới đồng nhất, các bộ vị trên khuôn mặt rất cân xứng; những người này sức vận động tương đối mạnh, do thân thể lao lực quá đỗi nên rất dễ mắc các chứng đau nhức ở khớp và các bộ phận cơ bắp, cùng với các tật bệnh về vận động như viêm khớp…
      • Dạng não: phần đầu mặt có dạng cầu thang ngược, phía trên lớn phía dưới nhỏ, xương đỉnh lớn, trán trước rộng, cằm dưới nhọn và nhỏ. Những người này có trí lực khá phát triển, do bởi quá ỷ lại vào khả năng trí lực nên vận dụng quá độ, từ đó dẫn đến suy nhược thần kinh, mất ngủ, đau đầu, bệnh tâm thần…
      1. Qua các động thái bên ngoài
      • Ngước đầu không cúi xuống được: đầu ngưỡng về sau, cổ không thể thẳng đứng, cũng thể gập đầu xuống, mắt treo lên. Thường gặp ở các bệnh uốn ván, trẻ nhỏ giật kinh phong v.v…
      • Gục đầu không ngẩng lên được: đầu gập xuống, ngẩng lên rất khó khăn. Thường gặp ở những người bệnh khí huyết suy nhược nghiêm trọng (ngoại trừ những người bị chấn thương ở cổ).
      • Đầu nghiêng về một bên: đầu nhìn nghiêng về một bên (trông giống như đang nhìn về trái hay về phải vậy). Thường gặp những tình trạng sưng phù đau nhức…
      • Đầu lắc lư không ngừng: người bệnh có những động tác lắc lư đầu mà bản thân không tự chủ được, đa phần do rung động gió gan trong gây ra, cũng giống như chứng run rẫy ở người già vậy.
      1. Phương pháp sờ Bách hội huyệt để chẩn bệnh

      Bách hội huyệt chính là yếu huyệt nằm trên Đốc mạch, nằm trên đường chính giữa đỉnh đầu của đỉnh lỗ tai, là nơi hội tụ chư dương (xem hình 1-5). Huyệt này thường dùng kim châm để trị liệu bệnh tật. Theo những nghiên cứu gần đây cho thấy, nếu dùng tay để thăm dò sự cứng mềm của huyệt đạo này có thể chẩn đoán được phong, khí, đàm, chẳng hạn như các chứng dương hư âm thịnh, chứng âm độc, chứng uống đàm v.v…Bách hội huyệt thông thường được chia ra thành 5 kiểu dưới đây:

    Mọi thông tin xin liên hệ : (+84)989999569 – (+84)989999359

    Địa chỉ trải nghiệm dịch vụ : Số 21 Khu nhà ở Nam Hòa, đường 270 Đỗ Xuân Hợp, Phường Phước Long A, Quận 9, Thủ Đức

TIN LIÊN QUAN

Shiatsu Việt Nam, tiền thân là Hệ thống Massage Điều trị Ngọc Anh đã hình thành và phát triển tại Việt Nam trong hơn 20 năm qua, xin trân trọng cám ơn Quý vị đã dành thời gian tìm hiểu Shiatsu.

LIÊN HỆ

Địa chỉ: 31/3 Nguyễn Bỉnh Khiêm, P. Đa Kao, Quận 1, TPHCM.
Email: anh.truong@vinaspa.vn
Điện thoại: +(84) 969268568 – 937999559

.
.
.
.

Đăng ký tham gia

Mời bạn để lại thông tin tham gia sự kiện bên dưới